Trị vì Shabaka

Phiến đá Shabaka (Bảo tàng Anh)

Shabaka kế vị ngai vàng từ người cháu, vua Shebitku. Trước đây, Shabaka được cho là đã đồng cai trị với Shebitku trong một vài năm, nhưng điều này đã bị bác bỏ vì không có bằng chứng cụ thể[15][16]. Tất cả các tài liệu đương thời đều chỉ ra rằng, chỉ có duy nhất một pharaon người Nubia tại vị trên ngai vàng, và vua Taharqa cũng đã tuyên bố rằng ông đã lên nắm quyền sau khi anh ông, Shebitku, băng hà[17].

Dưới thời trị vì của mình, Shabaka đã nắm quyền kiểm soát trên toàn vương quốc Ai Cập. Tại Thebes, nơi nhà vua đặt kinh đô, rất nhiều công trình được xây dựng. Tại Karnak, ông đã cho dựng một bức tượng của mình bằng đá granit hồng. Di vật nổi tiếng nhất dưới triều vua Shabaka là "phiến đá Shabaka", phiến đá ghi lại sự thống nhất Ai Cập và câu chuyện thần thoại về Memphis, theo đó thần Ptah là người đã tạo nên vạn vật và các vị thần khác[18].

Một di vật đáng chú ý khác, đó là "Cánh cổng Shabaka", được khai quật vào năm 2011, là cánh cửa dẫn vào nơi cất giấu kho báu của nhà vua[19].

Shabaka mất vào năm thứ 15 của mình, được táng kim tự tháp Ku.15 ở el-Kurru, gần Gebel Barkal[20].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Shabaka http://sfdas.com/IMG/pdf/rck_1_-_dunham_d._el_kurr... http://www.egyptologyforum.org/bbs/Sabataka&Sabaka... https://www.dawn.com/news/641473 https://www.academia.edu/11021678/_Retour_sur_la_s... https://www.academia.edu/404060/Was_there_a_Corege... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Shabak... https://en.wikipedia.org/wiki/Shabaka_Stone https://pharaoh.se/pharaoh/Shabaka https://books.google.com.vn/books?id=AA7TsL3jlgkC&... https://books.google.com.vn/books?id=hBwnDAAAQBAJ&...